Chỉ mơ mộng hay đạt được nó?

Bạn có giấc mơ, bạn nghĩ về nó hay bạn biến nó thành hiện thực?

Sự khác biệt giữa người có giấc mơ và người thực hiện nó

Cậu bé và ông chủ tiệm pha lê thảo luận về ước mơ và sự thay đổi. Ông chủ tiệm không muốn thay đổi cuộc sống hiện tại dù đã từng mơ ước đi Mekka. Ông lo rằng sau khi đạt được ước mơ, cuộc sống sẽ mất đi ý nghĩa. Cậu bé thì ngược lại, luôn khao khát đạt được ước mơ của mình. Ông chủ tiệm pha lê nhìn Santiago với sự ngưỡng mộ đồng thời lại xen lẫn chút khốn khổ. Ngưỡng mộ là vì thông qua cậu bé, ông có thể nhận ra được khả năng của ông là vô hạn, rằng là ông hoàn toàn có thể sống khác đi và thực hiện được ước mơ của mình. Nhưng đồng thời cũng chính vì nhìn ra tiềm năng vô hạn đó mà ông cảm thấy mình khốn khổ hơn vì ông đã bỏ lỡ cơ hội thực hiện ước mơ của mình sau ngần ấy năm.

---

Cậu bé:

"Coi bộ ông không mơ ước được đi đây đi đó nhỉ?"

Ông chủ tiệm:

"Ta không ưa thay đổi. Cậu và ta không giống như nhà đại phủ thương Hassan kia. Lỡ mua một rạp thì ta cũng chẳng bận tâm gì. Nhưng nếu một trong hai chúng ta nhằm làm thì khó mà tồn tại."

Ông chủ tiệm không phải không có ước mơ, nhưng sự khao khát thực hiện ước mơ của ông nhỏ bé hơn nhiều so với nỗi sợ hãi khi phải thay đổi cuộc sống hiện tại. Cuộc sống cũng như vậy, "tốt là kẻ thù của vĩ đại". Đa phần chúng ta từ bỏ trở thành phiên bản tốt nhất vĩ đại nhất của bản thân khi phiên bản hiện tại đã đủ tốt - hoặc ta giả vờ rằng nó đã đủ tốt. Để làm gì ư? Để không phải chịu rủi ro, không bao giờ thất bại. Cách tốt nhất để không thất bại là không làm gì cả.

---

Nhà buôn pha lê:

"Hai hôm trước cậu bảo rằng ta không có ước mơ gì ở đây đi đó. Bổn phận của mỗi một người Hồi giáo là ít nhất một lần trong đời hành hương đến thánh địa Mekka. Mekka còn xa hơn Kim Tự Tháp nhiều. Hồi trẻ, ta muốn dành dụm ít tiền để mua cửa tiệm này. Lúc ấy ta nghĩ đến một gia tài khá giả để đi Mekka. Rồi ta kiếm được khá tiền nhưng lại thấy nhiều người đi hành hương Mekka kéo qua trước cửa nhà. Có vài người giàu kéo cả đoàn người làm và lạc đà, nhưng phần lớn họ nghèo hơn ta nhiều. Ai nấy hớn hở trở về và treo dấu hiệu của chuyến hành hương trên cửa. Một người trong bọn họ, ông ta chỉ là thợ sửa giày thôi, kể ta nghe rằng đã phải mất suốt gần một năm để vượt sa mạc, thế mà vẫn thấy không cực bằng đi lùng trong khu phố Tanger tìm cho ra loại đá thuộc thích hợp."

---

Cậu bé:

"Nếu thế thì sao ông không đi Mekka ngay lúc này?"

Ông chủ tiệm:

"Vì Mekka giúp ta có được sức sống, chịu đựng nổi cái đơn điệu nhàm chán của đời sống ngày này qua ngày khác đổi diện với những món hàng vô tri trên kệ và nuốt cho trôi những bữa ăn trong cái quán kinh doanh nọ. Ta sợ sau khi đã đạt được ước mơ rồi thì không còn gì thúc đẩy mình tiếp tục sống nữa. Cậu mơ có cừu và được thấy Kim Tự Tháp. Cậu khác hẳn ta vì cậu muốn đạt được ước mơ. Còn ta chỉ muốn mơ về Mekka thôi. Ta đã từng cả trăm lần hình dung mình vượt sa mạc, đến được quảng trường có đặt tảng đá thiêng và phải đi bằng lăng trước khi được sờ lên tảng đá. Ta đã mường tượng sẽ có những ai ở quanh mình lúc đó, những kinh cầu và cả những lời chúng ta nói với nhau. Song sợ bị thất vọng não nề, nên ta chọn cách chỉ mơ thôi."

---

Rõ ràng từ đoạn trích trên, tư duy của ông chủ tiệm pha lê là tư duy chung của phần lớn mọi người. Luôn chờ đợi đến khi mọi thứ hoàn hảo mới bắt tay vào hành động. Những người thực hiện ước mơ của mình không chờ đợi, họ bắt tay thực hiện ngay khi đang mưu sinh mỗi ngày.

Người thực hiện ước mơ hiểu rằng con đường đến thành công không bao giờ suôn sẻ, họ sẵn sàng đối mặt với khó khăn và thách thức. Họ biết rằng không có thời điểm nào là hoàn hảo để bắt đầu, và chính hành động mới là yếu tố quan trọng nhất. Như câu nói nổi tiếng: "Thời điểm tốt nhất để trồng một cái cây là 20 năm trước. Thời điểm tốt thứ hai là ngay bây giờ." Những người hành hương đến Mekka mà ông chủ tiệm đã thấy, họ không chờ đợi điều kiện lý tưởng, họ bắt tay vào hành trình của mình với những gì họ có. Dù nghèo khó, họ vẫn kiên trì, vượt qua sa mạc để thực hiện ước mơ thiêng liêng.

Trong khi đó, ông chủ tiệm lại chọn cách chỉ mơ mà không hành động. Ông duy trì ước mơ về Mekka như một nguồn động lực để sống qua những ngày đơn điệu. Ông hình dung ra mọi chi tiết của chuyến hành hương, nhưng sợ rằng hiện thực sẽ làm tan vỡ giấc mơ đó. Sự sợ hãi này khiến ông không dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Ông tin rằng sau khi đạt được ước mơ, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa vì không còn gì để hướng tới.

Ngoài ra, còn có một sự khác biệt rõ rệt giữa ông chủ tiệm pha lê và chàng bán kem (Xem lại đoạn trích về chàng bán kem). Ông chủ tiệm có ước mơ nhưng chỉ dám mơ về nó, sợ thay đổi và sợ mất đi động lực sống sau khi thực hiện ước mơ. Chàng bán kem, ngược lại, cũng có ước mơ và ban đầu anh bán kem để gom góp tiền thực hiện ước mơ của mình. Tuy nhiên, khi công việc kinh doanh thuận lợi, anh đã quên mất ước mơ ban đầu. Cả 3 hình tượng bầy cừu, người bán kem, chủ cửa hàng pha lê đều đại diện cho những nhóm người trong cuộc sống, có những người hoàn toàn không có giấc mơ, họ không biết mình sống trên đời để vì điều gì, mỗi ngày trôi qua chỉ để kiếm thức ăn và nước uống. Có những người biết ước mơ của mình là gì, họ bắt tay thực hiện ước mơ, nhưng trên con đường thực hiện ước mơ của mình, có những sự ổn định, cám dỗ, khiến họ xao nhãng và quên mất ước mơ của mình tự khi nào. Còn một dạng người cuối cùng, có ước mơ nhưng không dám thực hiện, chỉ nghĩ đến nó thôi, vì họ sợ. Sợ rằng khi thực hiện xong sẽ không còn động lực, sợ rằng cảm giác sau khi thực hiện giấc mơ sẽ không như kỳ vọng.

Điều này cho thấy rằng để biến ước mơ thành hiện thực, cần có sự dũng cảm và quyết tâm đối mặt với rủi ro và thay đổi. Người thực hiện ước mơ không chấp nhận sự tầm thường, họ luôn tìm cách cải thiện bản thân và tiến về phía trước. Họ hiểu rằng thất bại là một phần của hành trình và không để nỗi sợ hãi ngăn cản họ. Sự khác biệt lớn nhất là trong khi người có giấc mơ chỉ dám mơ và không bao giờ hành động, người thực hiện ước mơ luôn nỗ lực và không ngừng cố gắng để biến ước mơ thành hiện thực.

Như vậy, câu chuyện của cậu bé và ông chủ tiệm pha lê là minh chứng rõ ràng cho hai cách tiếp cận cuộc sống khác nhau: một bên là sự dũng cảm hành động và bên kia là sự an toàn của mơ mộng. Sự lựa chọn của mỗi người sẽ quyết định họ sẽ trở thành ai và đạt được điều gì trong cuộc sống.

Để lại ý kiến của bạn về bài viết này

Tôi rất vui và cũng rất welcome những ý kiến đóng góp của bạn để bài viết được đa chiều hơn.

My phone

+84888111100

My email

daoxuanloc.buh@gmail.com