Câu chuyện về nhà thám hiểm Sir Ernest Henry Shackleton

Là nhà lãnh đạo, bạn luôn phải đặt mình trong trạng thái thách thức nguyên trạng, tìm tòi và giải quyết các vấn đề mới luôn xuất hiện.

Câu chuyện về nhà thám hiểm Sir Ernest Henry Shackleton

Ông sinh ra ở Ireland nhưng lớn lên tại Anh. Năm 1914, ông là trưởng nhóm thám hiểm Nam Cực gồm vài chục người. Chuyến tàu vừa khởi hành thì tai hoạ ập đến nhanh chóng. Trong khi họ vượt qua Biển Weddell gần bờ biển Nam Cực, con tàu Endurance của họ bị mắc kẹt vào băng trong 10 tháng. Cuối cùng, con tàu bị băng phá huỷ và chìm xuống đáy biển mà cho tới ngày nay tàn tích của nó vẫn còn nằm yên ở đó. Trước khi tàu chìm, các thuỷ thủ tập hợp số lượng lương thực thực phẩm còn lại cùng ba thuyền cứu sinh và chọn một tảng bang khác làm nơi tá túc trong 5 tháng tiếp theo. Họ không biết mình sẽ sống được bao lâu.

Nhưng tảng băng bắt đầu mỏng dần và tan chảy trước khi vỡ hẳn ra, buộc các thuỷ thủ phải lên thuyền cứu sinh và Shackleton quyết định nhằm hướng đảo Con Voi thẳng tiến. Họ mất năm ngày chiến đấu với sóng to gió lớn. Vào lúc họ tới đích thì hơn một năm đã trôi qua kể từ khi họ được bước đi trên mặt đất. Đảo Con Voi là một hòn đảo hoang vu không người sinh sống và cũng không thể sinh sống được. Shackleton hiểu rằng nếu ở đó, họ sẽ chắc chắn chết dần chết mòn trong mục ruỗng. Ông chọn một chiếc thuyền lành lặn nhất và lên đường cùng thuỷ thủ đoàn năm người nhằm hướng đảo Georgia Nam cách đó 800 dặm để xin cứu giúp. Chu du trên biển và định hướng bằng mặt trời vốn chỉ đôi ba ngày mới ló dạng một lần do trời đầy mây đen và bão tố, may mắn thay, cuối cùng họ đã cập được vào đảo Georgia Nam sau 16 ngày lênh đênh trên biển. Tuy nhiên, cuộc hành trình không dừng lại ở đó. Sau khi đổ bộ, họ cần bắt liên lạc với trạm săn cá voi ở rìa bên kia của đảo. Shackleton và hai thuỷ thủ phải đi bộ đến trạm săn cá voi trong khi hai người còn lại ở lại thuyền cứu sinh. Họ lấy đinh vít từ thuyền cứu sinh gắn vào đế giày để tạo độ bám và bắt đầu cuốc bộ trên những vỉa băng và những cánh đồng tuyết trong gần hai ngày mới tới được trạm.

Đói, kiệt sức và lả cả người, cuối cùng họ cũng gặp được người của trạm săn cá voi. Sau đó họ quay lại cứu hai người trên thuyền cứu sinh và phải mất đến ba lần và ba tháng họ mới cứu được hết hơn 20 người còn lại . Toàn bộ thuỷ thủ đoàn 28 người đều sống sót.

Điều làm cho câu chuyện này trở nên tuyệt vời không phải là cái kết có hậu khi toàn bộ thuỷ thủ đoàn sống sót trở về, mà là cách họ đã chiến đấu và tồn tại. Trong lúc bị chôn chân trên tảng băng trôi, Shackleton đã nỗ lực giải khuây cho thuỷ thủ đoàn để họ không nghĩ tới tình cảnh ngặt nghèo của mình. Ông khuyến khích họ kể chuyện và tưởng tượng như đang nâng cốc chúc mừng bên cạnh những người thân yêu. Thông điệp nhất quán mà ông truyền cho thuỷ thủ đoàn là sức mạnh nằm ở sự đoàn kết. Trong mắt các thuỷ thủ, tinh thần ông không bao giờ nao núng, được minh chứng qua cuốn nhật ký hành trình được phát hiện sau này, trong đó họ ghi chép rằng ông đã thể hiện tinh thần lạc quan, sức mạnh, lòng tôn trọng và sự nể phục dành cho những con người đang cùng ông thực hiện chuyến thám hiểm ấy. Ông luôn đặt nhu cầu và sự an toàn của người khác lên trên nhu cầu và sự an toàn của bản thân.

Lionel GreenStreet, trưởng đoàn thuỷ thủ của con tàu, mô tả về người mà bọn họ gọi là "Sếp lớn": "Shackleton luôn nghĩ về những người dưới quyền mình trước tiên. Ông ấy sẵn sàng để lưng trần cho tới khi nào mọi thuỷ thủ đều có áo mặc trên người"

Khi đọc những mẩu chuyện về Shackleton, tôi không ngừng tự hỏi có bao nhiêu nhà lãnh đạo ngày nay cư xử với nhân viên của mình theo cách của Shackleton nếu họ rơi vào tình cảnh như ông ấy. Tất cả chúng ta đều biết câu trả lời: không nhiều. Lãnh đạo ngày nay chỉ đa phần quan tâm đến lợi nhuận, nhưng hãy thử tưởng tượng xem điều gì xảy ra khi trọng tâm của bạn không phải là tiền bạc mà là cuộc sống của những con người đang kề vai sát cánh cùng bạn hằng ngày, và chính cuộc sống của bạn.

Tiểu thử và câu chuyện của Sir Ernest Henry Shackleton luôn là nguồn cảm hứng bất tận về chân dung một nhà thám hiểm đáng ngưỡng mộ, đồng thời là nhà lãnh đạo tuyệt vời có mô thức tư duy đích thực mà các nhà lãnh đạo tương lai cần học hỏi. Nghĩa là, bạn phải có óc tìm tòi khám phá, không ngừng học hỏi, có mô thức tư duy tăng trưởng, đầu óc rộng mở, đồng thời luôn linh hoạt và thích ứng trong mọi tình thế.

Một trong những tố chất cốt lõi của mô thức tư duy "nhà thám hiểm" chính là Óc tìm tòi - ham học hỏi, khám phá. Ấn bài viết bên dưới để xem tiếp

Để lại ý kiến của bạn về bài viết này

Tôi rất vui và cũng rất welcome những ý kiến đóng góp của bạn để bài viết được đa chiều hơn.

My phone

+84888111100

My email

daoxuanloc.buh@gmail.com