Trí Tuệ Cảm Xúc
Hãy nhớ rằng không có một tương lai duy nhất và tương lai ấy không xảy ra cho bạn, mà bạn mới chính là người tạo ra nó. Vậy, tương lai bạn muốn có là gì và làm thế nào bạn tạo ra nó?
motphantram
Trí tuệ cảm xúc - Sự thấu cảm và tự nhận thức
Từ "cảm xúc" hiếm khi được sử dụng trong cùng một câu với từ "nhà lãnh đạo", tuy nhiên nhiều CEO tôi từng phỏng vấn từng nói rằng sự thấu cảm và tự nhận thức nằm trong số những kỹ năng thiết yếu nhất mà các lãnh đạo cần phải sở hữu trước năm 2030. Trong thế giới rõ ràng ngày càng phụ thuộc nhiều vào công nghệ thì chính sự tập trung vào những mô thức tư duy và kỹ năng con người mới là quan trọng nhất. Điều khôi hài là, thường thì các mô thức tư duy và kỹ năng con người lại ít được ưu tiên và ít được giảng dạy nhất cho chúng ta.
Sự thấu cảm
Thấu cảm là khả năng hiểu được cảm giác và cảm xúc của người khác đồng thời biết đặt mình vào vịt rí hay hoàn cảnh của họ. Điều này tựa như bạn đem chính mình ra khỏi cơ thể mình và đặt vào cơ thể người khác vậy. Cũng như trong chơi cờ, bạn cần cố gắng hiểu rõ các ý định của đối thủ chứ không chỉ tập trung vào các nước đi của mình.
Thấu cảm là kỹ năng các nhà lãnh đạo cần luôn phải thực hành với những người xung quanh, từ các nhân viên đang làm việc cận kề bạn cho đến những nhân viên đang làm việc cách xa bạn hàng ngàn dặm, những khách hàng hay bất cứ người nào khác mà bạn có tương tác tỏng cuộc sống nghề nghiệp hay cá nhân của bạn.
Là lãnh đạo, sự thấu cảm phải xuất hiện trong nhiều khía cạnh khác nhau như giải quyết mâu thuẫn bằng cách thấu hiểu quan điểm của người khác, phát triển sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng, cải thiện sự hợp tác, tạo sự an toàn về mặt tâm lý cho đội ngũ, hay có những quyết định tốt hơn bằng cách thấu hiểu cả mặt kinh doanh lẫn mặt con người trong từng quyết định mà bạn đưa ra. Phán xét người khác thì dễ, nhất là trong môi trường công sở và điều này ở cấp bậc nào cũng có. Ví dụ, trong một phút thiếu suy xét, chúng ta dễ quy kết rằng nếu ai đó hỏi nhờ hỗ trợ họ trong công việc, chúng ta liền kết luận rằng họ không đủ năng lực làm việc. nhưng câu trả lời thấu cảm phải là: "Tôi hiểu tình cảnh của anh/chị. Hồi tôi mới vào làm, tôi cũng gặp vấn đề tương tự."
Thấu cảm là tảng đá nền móng để xây dựng một tổ chức mang tính "người" hơn.
Có khả năng nhìn nhận vấn đề qua lăng kính của người khác là một phẩm chất quý giá mà nhà lãnh đạo cần có. Theo thời gian, các nhà lãnh đạo tương lai phải biết thấu cảm và có tư duy biện chứng hơn chúng ta hôm nay. Lãnh đạo phải có khả năng thoát ra khỏi cái đầu của mình để hiểu được các quan điểm hay kỳ vọng của khách hàng hay nhân viên của họ. Khả năng này rất thiết yếu đối với các nhà lãnh đạo tương lai." - Bradley Jacobs
Tự nhận thức
Bên cạnh sự thấu cảm, một số bộ phận khác của trí tuệ cảm xúc, một nội dung thường xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn của tôi với các CEO, là sự tự nhận thức. Đó là khả năng làm chủ cảm xúc, cảm giác, trạng thái tinh thần, động cơ và khát vọng của chính bạn.
Theo Tiến Sĩ Tasha, tự nhận thức có hai bộ phận cấu thành, gồm tự nhận thức bên trong và tự nhận thức bên ngoài. Tự nhận thức bên trong là cách chúng ta nhìn nhận các giá trị, đam mê, tư tưởng, cảm giác và cảm xúc của tiêng mình. Tự nhận thức bên ngoài là hiểu được cách người khác nhìn nhận chúng ta như thế nào.
Paul Markovich - CEO của Blue Shield ở California , đã thuộc lòng khái niệm tự nhận thức như sau:
"Mỗi cuối tuần, tôi ngồi xuống và nghĩ về các vai trò mà tôi muốn thực hiện. Nếu muốn làm một người cha, người chồng, người phụng sự cộng đồng, một nhà lãnh đạo hiệu quả, tôi sẽ xem đó là chương trình hành động trong tuần của mình. Tôi chủ ý làm thế và cách đó có tác dụng với tôi. Tôi có tuyển bố sứ mạng cá nhân và nó dẫn dắt cho các lựa chọn của tôi một cách rất chuyên nghiệp: tôi nên hoạt động ở đâu và hoạt động như thế nào"
Để thực hành tự nhận thức bên ngoài, Paul có một cố vấn riêng giúp ông làm công việc phỏng vấn các nhân viên trực tiếp của ông mỗi sáu tháng và tổng hợp cho ông các phản hồi từ họ. Sau đó Paul cùng ban lãnh đạo cấp cao xem xét, đánh giá các phản hồi và cho họ biết ông sẽ làm gì tiếp theo để phát huy hay chỉnh sửa. Ông nói điều này rất quan trọng tỏng việc giúp ông hiểu nhân viên đang nhìn nhận về ông như thế nào trong công việc và ông có ảnh hưởng như thế nào đến họ.
Trong một nghiên cứu với mẫu khảo sát gồm 72 lãnh đạo cấp cao, Hiệp hội quản trị Hoa Kỳ phát hiện ra rằng mức tự nhận thức cao là chỉ báo mạnh mẽ nhất cho sự thành công toàn diện. Còn theo tiến sĩ Becky Winkler , nhà tâm lý học hành vi tổ chức, điều này là do các nhà lãnh đạo có năng lực tự nhận thức tốt thường biết rõ các điểm yếu của mình và sẵn sàng lựa chọn những người tài giỏi hơn để giúp họ trong lĩnh vực ấy. Một phát hiện thú vị khác trong nghiên cứu này là các nhà lãnh đạo hà khắc vô cảm, những người chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng bằng mọi giá thường không cải thiện được mức lợi nhuận sau cùng của tổ chức - thậm chí họ còn làm sụt giảm nó. Ngược lại, các nhà lãnh đạo có khả năng tự nhận thức cao thường tạo ra kết quả tài chính tốt hơn cho công ty của họ.
5 khía cạnh khác của trí tuệ cảm xúc
Tự nhận thức (Self-awareness) - khả năng nhận ra và hiểu được tâm trạng và cảm xúc của bản thân, và biết chúng tác động đến người khác như thế nào.
Tự điều chỉnh (self-regulation) - khả năng kiểm soát sự bốc đồng và điều chỉnh tâm trạng, khả năng suy nghĩ chín chắn trước khi hành động
Động cơ bên trong (internal motivation) - quyết tâm theo đuổi mục tiêu vì những lý do cá nhân hơn là vì phần thưởng
Thấu cảm (Empathy) - khả năng nhận ra và hiểu động cơ của người khác, là nền tảng để xây dựng và dẫn dắt đội ngũ đi tới thành công.
Kỹ năng xã hội (social skill) - khả năng quản lý các mối quan hệ và xây dựng mạng lưới.
"Chúng ta dành phần lớn thời gian của mình học cách làm việc này việc nọ, dạy bảo người khác làm việc nọ việc kia rồi cuối cùng chúng ta nhận ra rằng chính phẩm chất và tính cách của người lãnh đạo mới quyết định hiệu năng và kết quả. Vì thế, lãnh đạo là trở thành con người như thế nào, chứ không chỉ biết làm gì" - Frances Hesselbein - cựu CEO của Hiệp Hội Hướng Đạo Sinh Nữ Hoa Kỳ.
"Các nhà lãnh đạo hiệu qủa nhất đều có điểm chung này: tất cả họ đều có mức trí tuệ cảm xúc rất cao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa IQ và những kỹ năng khác không liên quan. Chúng có liên quan, nhưng... chỉ ở mức sơ đẳng đối với các vị trí lãnh đạo mà thôi. Một người có thể được đào tạo từ một trường xuất sắc nhất thế giới, có tư duy phân tích sắc bén và nguồn ý tưởng sáng tạo dường như vô tận, nhưng thiếu trí tuệ cảm xúc thì không thể trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại được" - Harvard Business Review
Một nghiên cứu của Korn Ferry về trí tuệ cảm xúc , cho thấy các nhà lãnh đạo có trí tuệ cảm xúc cao thường có một số hành vi đặc trưng sau đây:
Họ nghe nhiều hơn nói
Họ chú trọng làm thế nào chứ không phải tại sao
Họ huy động cả tập thể tham gia và ghi nhận công sức của tập thể hơn là chỉ trích hay sửa lỗi cho họ.
Họ giải quyết bất đồng một cách công khai, cởi mở và quan tâm xử lý cả mặt cảm xúc trong các cuộc xung đột.
Họ hiểu đâu là thứ tạo năng lượng tích cực cho đội ngũ và gắn kết mọi người với nhau - họ tạo môi trường nuôi dưỡng và phát huy năng lượng ấy.
Họ khuyến khích nhân viên gắn bó với tổ chức 5 năm hoặc nhiều hơn nữa vì điều đó làm họ cảm thấy gắn kết và tạo động lực hiệu quả.
Một ví dụ điển hình là về cựu CEO PepsiCo - bà Indra Nooyi trực tiếp viết thư cảm ơn đến từng người trong khoảng 400 cha mẹ của các nhà lãnh đạo cấp cao dưới quyền mình. Bà viết về những gì họ đang làm và nói lời cảm ơn như thế này: "Cảm ơn Ông/Bà về con trai/con gái của mình, món quà vô giá Ông/Bà dành tặng PepsiCo". Thế rồi Indra bắt đầu nhận hồi âm từ các bậc phụ huynh. Họ nói rằng họ vinh hạnh làm sao khi nhận được bức thư của bà, còn các lãnh đạo cấp cao thì nói với Indra rằng đó là món quà quý nhất mà cha mẹ họ từng được nhận. Indra chia sẻ: "Bạn cần nhìn vào ánh mắt nhân viên của mình và nói rằng - tôi trân trọng anh/chị như một con người, tôi hiểu anh/chị còn có cuộc sống riêng bên ngoài công ty này và tôi sẽ luôn quý trọng anh/chị như thế trong suốt cuộc đời anh/chị, chứ không cư xử với anh chị như một nhân viên có staffcode là abcxyz"
Keith Barr - CEO của chuỗi khách sạn InterContinental , đã nói:
"Lãnh đạo trước hết phải có khả năng tự nhận thức. Tôi thường kinh ngạc trước những người có khả năng tự nhận thức cao và cũng bối rối không kém khi nhìn thấy những người chẳng có chút năng lực tự nhận thức nào. Phẩm chất này rất quan trọng để thành công, bởi vì nó liên quan đến sự linh hoạt trong học hỏi để phát triển và khả năng thích ứng với thay đổi. Bạn phải luôn tự hỏi mình rằng: "Làm sao mình có thể thực hiện điều này tốt hơn nữa?", "Mình có thể làm điều này một cách khác biệt không?" , "Mình đã làm tốt điều gì và chưa tốt điều gì" và bạn phải tìm hiểu quan điểm cùng tầm nhìn của những người xung quanh. Nếu bạn không có khả năng tự nhận thức tốt, bạn không thể tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, vì thế bạn cũng không biết phải bảo nhân viên bắt đầu tư đâu và bạn không có cách nào lãnh đạo được họ, nhất là trong thập niên tới."
Phát triển kỹ năng Yoda như thế nào?
Bốn bước thực hành và thể hiện sự thấu cảm:
Mở rộng tầm nhìn, hay đặt mình vào vị trí của người khác.
Lắng nghe không phán xét.
Nhận ra cảm xúc của người khác
Nói với họ rằng bạn hiểu cảm xúc ấy của họ.
Ngoài ra, bạn cũng cần ghi nhớ điều này: sự thấu cảm được điều khiển bởi một vùng của não bộ gọi là "supramarginal gyrus". Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng khi chúng ta cần ra những quyết định nhanh, vùng này sẽ hoạt động nhưng thường là không chính xác. Đó là lý do quan trọng tại sao chúng ta cần lắng nghe kỹ lưỡng và suy nghĩ đủ lâu trước khi đưa ra câu trả lời hay hành động. Bạn cũng không thể luyện tập kỹ năng thấu cảm nếu không có cái đầu khách quan và đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Nếu bạn đang rất phấn chấn vì được thăng chức trong khi người khác đang u sầu với bản đánh giá hiệu quả công việc tồi tệ của họ, bạn khó mà kết nối được về mặt cảm xúc với họ. Bạn cần phải toàn tâm toàn ý đặt chính mình vào vị trí của họ và tưởng tượng nếu là bạn thì sao? Hoặc ít nhất bạn phải đặt mình vào vị thế trung dung trước khi tiếp cận họ.
Tasha Eurich phát hiện ra rằng quyền lực và sự tự nhận thức tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là bạn càng lên cao trong tổ chức của mình, khả năng tự nhận thức càng giảm đi. Đây là một lý do nữa đòi hỏi các nhà lãnh đạo càng phải luôn thực hành tự nhận thức. Điều này có thể dược thực hiện bằng nhiều cách đối với cả tự nhận thức bên trong lẫn bên ngoài. Với bên trong, lời khuyên lớn nhất của Tasha là hãy chuyển câu hỏi "tại sao" thành câu hỏi "cái gì". Chúng ta thường xuyên tự hỏi tái ao chúng ta cảm thấy thế này hay thế khác, tái ao chúng ta làm điều nọ hay điều kia. Ví dụ, "Tại sao mình thấy khó xử như thế này?" hoặc "tại sao mình lại nói điều đó với đội mình chứ?". Chúng ta hỏi "tại sao" để cố gắng lý giải và hồi tưởng chuyện quá khứ nhưng không may là những câu trả lời cho câu hỏi tại sao thường là vô thức, nghĩa là chúng ta không thực sự biết tại sao chúng ta đã làm điều đó hay cảm thấy như thế nhưng chúng ta cố tìm ra hàng mớ lý do để biện hộ cho cảm xúc và hành vi của mình. Thay vì vậy, hãy tập trung vào câu hỏi "Cái gì". Ví dụ, hãy tự hỏi "Điều gì làm mình khó xử" "Điều gì làm mình nói với team những điều như vậy?". Tập trung vào câu hỏi "Cái gì" giúp bạn cải thiện kỹ năng lãnh đạo thấu cảm của mình. Vậy, từ nay bạn hãy bắt đầu với những câu như : "Mình sẽ làm gì khi gặp trường hợp tương tự trong tương lai để không cảm thấy tồi tệ như thế nữa" hoặc "Mình nên làm gì để trong tương lai có thể ra những quyết định tốt hơn"
Bạn cũng có thể thực hành theo phương pháp của Benjamin Franklin, một trong những nhà lập quốc của nước Mỹ. Ông là người tin vào tự nhận thức. Ông dùng tờ giấy viết ra những điểm mạnh điểm yếu của mình một cách thường xuyên để xem phẩm chất chung của ông là gì. Đây là một bài tập khá đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Bạn có thể sử dụng điện thoại thông minh, máy tính, quyển tập hay một tờ giấy và liệt kê tất cả các điểm mạnh của bạn một bên, các điểm yếu của bạn một bên. Sau đó bạn làm một phép so sánh và tự rút ra giá trị ròng của con người bạn là gì. Hãy thực hành điều này thường xuyên hằng tháng hoặc hàng quý để tự cải thiện bản thân rồi bạn sẽ thấy giá trị ròng của bản thân tăng lên rõ rệt trong thời gian ngắn.
Nói về tự nhận thức bên ngoài, điều tốt nhất bạn có thể làm là hãy đón nhận những phản hồi mang tính xây dựng, chân thành từ những người xung quanh. Tôi muốn nhấn mạnh từ "Chân thành". Bạn không cần người ta khen ngợi hay chúc tụng rằng bạn tuyệt vời và vĩ đại như thế nào. Là lãnh đạo, bạn cần tảo a một môi trường thực sự cởi mở và an toàn, nơi đồng sự và nhân viên của bạn có thể tiếp cận bạn bất cứ lúc nào và thoải mái mở lòng chia sẻ với bạn. Những phản hồi tích cực rất đáng để bạn nhận, nhưng chính những phản biện sắc sảo mới giúp bạn cải thiện bản thân và phát triển. Vì vậy, bất cứ khi nào có thể, hãy tìm gặp những người mà Tasha gọi là "những nhà phê bình dễ thương", những người luôn thực lòng quan tâm đến bạn, để nghe sự thật từ họ.
Để lại ý kiến của bạn về bài viết này
Tôi rất vui và cũng rất welcome những ý kiến đóng góp của bạn để bài viết được đa chiều hơn.
My phone
+84888111100
My email
daoxuanloc.buh@gmail.com