Những thách thức của nhà lãnh đạo tương lai
Các nhà lãnh đạo luôn đối mặt với những thách thức và điều đó rất hiển nhiên. Nhưng đâu là những thách thức quan trọng nhất họ cần phải hiểu rõ và phải vượt qua trong thập niên tới và xa hơn nữa?
motphantram
Những thách thức này đều thuộc về 2 nhóm mà tôi gọi là nhóm "tương lai hoá" (Futurize) và nhóm "con người hoá" (humanize), xem hình dưới đây
TƯƠNG LAI HOÁ
Tương lai hoá chính xác nghĩa là "mang tổ chức của chúng ta đi vào tương lai". Điều này áp dụng trong mọi mặt của tổ chức, từ công nghệ đến lãnh đạo và tất cả các việc khác. Nhà lãnh đạo không thể dẫn dắt đội ngũ tiến lên về phía trước nếu cứ mãi dán mắt vào gương chiếu hậu. 4 yếu tố thách thức của nhóm "tương lai hoá" như sau:
Từ tư duy ngắn hạn đến tư duy dài hạn
Chúng ta đã quen với lối tư duy ngắn hạn. Chúng ta kỳ vọng kết quả kinh doanh tốt đẹp ngay sau mỗi quý; chúng ta muốn trở thành lực sĩ chỉ sau vài tháng tập luyện; chúng ta muốn nổi tiếng chỉ sau một thời gian ngắn xây dựng thương hiệu cá nhân; chúng ta muốn trở thành chuyên gia ngay sau khi học nhanh thứ gì đó. Chúng ta đang sống trong một thế giới hưởng thụ và tôi tin rằng thế giới này làm chúng ta quên đi yếu tố cơ bản nhất của thành công: sự kiên nhẫn.
Là nhà lãnh đạo tương lai bạn cần phải chuyển tầm nhìn chỉ tập trung vào các mục tiêu và kết quả ngắn hạn sang những thành công dài hạn cho tổ chức và những con người đang làm việc ở đó.Thích ứng công nghệ
Một trong những thách thức lớn nhất các nhà lãnh đạo tương lai cần phải đối mặt là cố gắng theo kịp nhịp thay đổi và thích ứng với các tiến bộ công nghệ trong mọi lĩnh vực. Mọi thứ đang diễn ra rất nhanh, bạn vừa làm chủ được một công nghệ thì đã có công nghệ mới hơn xuất hiện. Bạn vừa làm chủ được vùng đất mới thì bỗng nhiên mọi thứ xung quanh trở nên lạ lẫm. Làm sao bạn theo kịp? bởi tương lai là không chắc chắn và đây là điều không hề đơn giản.Theo kịp nhịp thay đổi
Trước hết, lãnh đạo phải thấu hiểu rằng thay đổi không phải là thứ bạn chiến đấu chống lại hay tựa như bạo động lật đổ. Đó là một thực tế tồn tại hiển nhiên trong thế giới không chắc chắn này. Nhiều người sợ thay đổi, vốn cũng là một phản ứng tự nhiên vì chúng ta không biết trước đằng sau sự thay đổi là gì. Nhưng nếu bạn xem thay dổi không phải là thứ gì đó khởi đầu cho sự kết thúc, mà đó là một tiến trình liên tục, thì bạn sẽ nhận ra rằng chẳng có gì đáng e ngại cả. Hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về thay đổi.Thoát khỏi lối mòn quá khứ
Là lãnh đạo, chúng ta thường bị cám dỗ áp dụng những thứ từng có tác dụng trong quá khứ vào các tình huống hiện tại, để rồi nhan ạ ra rằng chúng ta không thế nhận được kết quả như trước. Đơn giản là những gì từng mang lại kết quả trong quá khứ không có nghĩa sẽ cho kết quả tương tự trong hiện tại hay tương lai. Hàng thập niên trong làng cờ vua thế giới, các đại kiện tướng chơi khai cuộc bằng một vài nước đi truyền thống bởi những nước đi ấy được nhiều người chơi xem là những nước tốt nhất. Nhưng theo thời gian, khi con người chết tạo ra những chiếc máy tính mạnh mẽ hơn và có những hiểu biết sâu sắc hơn về bộ môn này, các nước đi đã tiến hoá. ngày nay, nếu các đại kiện tướng vẫn dùng mớ kiến thức cũ kỹ từ vài thập niên trước để chơi cờ, họ sẽ gặp ngay thảm bại. Thế giới kinh doanh cũng thế.
Lãnh đạo tương lai phải học từ quá khứ, nhưng họ phải chấp nhận và đa dạng hoá các phương pháp tiếp cận tương lai nếu muốn thành công.
Lãnh đạo cần phải tư duy theo "sức mạnh gấp mười", tức là họ phải có khả năng nhìn ra bức tranh rất, rất lớn, nhưng cũng có khả năng hiểu được những chi tiết nhỏ nhất của bức tranh ấy và thậm chí phải hiểu tường tận chúng được liên kết với nhau như thế nào. Ví dụ, trên phương diện công nghệ, nhà lãnh đạo phải hiểu một công nghệ nào đó có những tác động tiềm tàng như thế nào đối với tổ chức, ngành và cả thế giới; nhưng cũng phải biết nó ảnh hưởng như thế nào đến từng nhân viên hay từng tác vụ bên trong tổ chức của mình.
CON NGƯỜI HOÁ
Mọi công ty trên thế giới đều có thể hoạt động mà không cần công nghệ, nhưng không công ty nào có thể tồn tại mà không có con người. Các CEO trên thế giới đều nhận ra rằng con người đã, đang và sẽ tiếp tục là tài sản quý giá nhất của mọi tổ chức trước tương lai đang đến. Thách thức con người hoá thể hiện qua nhiều mặt: lãnh đạo đội ngũ đa dạng, đào tạo lại và đào tạo nâng cao kỹ năng cho nhân viên, thu hút và giữ chân nhân tài, tập trung làm điều tốt đẹp và giữ cho tổ chức có tính "người" hơn nữa.
Lãnh đạo đội ngũ đa dạng
Một lúc nào đó trong sự nghiệp của mình, ai trong chúng ta cũng từng là một phần của một đội ngũ gồm những thành viên trông giống nhau, tin vào những điều giống nhau, có cùng nền tảng học vấn hay kinh nghiệm và làm cùng một việc như nhau. Đã đến lúc chúng ta bắt tay thay đổi hiện thực này.Một đội ngũ đa dạng không chỉ bao gồm những cá nhân không giống nhau. Họ là tập hợp những con người thuộc các thế hệ khác nhau, có học vấn và kinh nghiệm khác nhau; họ khác nhau về văn hoá tôn giáo, xu hướng tình dục, quê quán... Dẫn dắt một đội ngũ giống nhau là chuyện dễ, bởi đó là nơi người ta trốn trách trách nhiệm và cuối cùng bạn nắm trong tay một nhóm người chỉ biết vâng dạ. Thách thức ở đây sẽ nhân đôi: trước tiên bạn phải có đủ dũng khí của người lãnh đạo thực thụ để đảm bảo rằng các đội ngũ đa dạng được thực sự tạo ra và sau đó bạn cần thích ứng mô thức tư duy và năng lực để có thể dẫn dắt một cách hiệu quả các đội ngũ ấy.
Đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho nhân viên
Các công nghệ mới xuất hiện như vũ bão nhưng nhịp thay đổi nói chung ở nơi có những công nghệ tiên tiến thì lại đang tắc nghẽn. Chúng ta luôn cho rằng những gì mình học được từ trường lớp hay tổ chức sẽ đi cùng chúng ta trong suốt sự nghiệp của mình. Hầu hết các tổ chức không hề có ý niệm gì về công việc, nghề nghiệp, kỹ năng hay mô thức tư duy mà họ cần ở lực lượng lao động tương lai, thử hỏi làm sao họ có thể thuê mướn người và đào tạo huấn luyện họ?Thu hút và giữ chân nhân tài
Trước tương lai có thể nhìn thấy được là bất định, tài sản lớn nhất mà mọi tổ chức trên thế giới đều có là con người. Con người là chủ thể tạo ra sản phẩm và dịch vụ, xây dựng mối quan hệ khách hàng, hoạch định và sáng tạo tương lai, và dẫn dắt người khác. Chính họ là những người quyết định thành công cho tương lai tổ chức của bạn.Đây luôn là thách thức lớn đối với các nhà lãnh đạo công ty trên khắp thế giới và theo thời gian, việc thu hút và giữ chân những người giỏi nhất càng trở nên khó khăn hơn. Vì thế, họ chủ động đầu tư vào trải nghiệm nhân viên để tạo ra nơi làm việc lý tưởng hơn. Các kỹ năng làm việc ngày nay cũng được đòi hỏi cao hơn. Các nhà lãnh đạo ngày càng vất vả hơn ngay cả trong vai trò hiện tại của họ, trong khi nhân viên đang có tiếng nói quyền lực hơn bao giờ hết về những gì họ quan tâm, coi trọng và kỳ vọng ở tổ chức của họ. Đây không phải là thời điểm người tìm việc đi thuyết phục các công ty tại sao họ nên được nhận, mà chính các công ty phải tìm mọi cách thuyết phục người lao động hợp tác với họ. Đó là sự nghịch đảo hoàn toàn trong thế giới nhân tài.
"Nếu muốn thu hút và giữ chân nhân tài, hãy chắc chắn rằng bạn đầu tư thích đáng vào trải nghiệm nhân viên. Người lao động giờ đây có một số quyền lực nhất định - nhất là nhân tài. Chúng ta xây dựng tổ chức cùng với họ, chứ không phải chỉ có họ làm việc. Các nhà lãnh đạo phải hiểu rằng mình và tổ chức không là gì cả nếu không có đội ngũ những người tài giỏi" - Barry Rafferty - CEO Ketchum
Làm điều tốt đẹp
Là cá nhân, chúng ta quan tâm đến việc trở thành một phần của tổ chức hoặc cộng tác với một tổ chức nào đó có tôn chỉ hoạt động lớn lao hơn cả việc kiếm tiền thuần tuý. Chúng ta muốn gia nhập các tổ chức đặt trọng tâm vào việc tại ra những tác động tích cực cho xã hội, cộng đồng và cả thế giới. Đáng buồn thay, việc này được xem là một trong những thách thức lớn nhất vì nó là nỗi ám ảnh thường trực, tồn tại song song với yêu cầu phải có lợi nhuận hằng quý hay kiếm được tiền cho cổ đông, vì thế khía cạnh nhân văn thường bị gạt sang một bên. Đây là thách thức lớn bởi không chỉ các nhà lãnh đạo phải thay đổi nhận thức này mà họ còn phải hướng dẫn và thuyết phục người khác, trong đó có các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, thay đổi như họ."Các nhà lãnh đạo công ty cần phải có nhận thức sâu sắc hơn về việc họ hoạt động như thế nào trong các khía cạnh khác nhau chứ không chỉ bó hẹp trong các chỉ số của thị trường chứng khoán. Nhà lãnh đạo phải hiểu tổ chức của họ vận hành như thế nào trong hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội của chúng ta, các cộng đồng kém may mắn và các hệ thống tương tự. Mọi lãnh đạo phải tự hỏi rằng họ đóng góp như thế nào cho một xã hội tốt đẹp hơn và làm thế nào để tác động đến mọi người một cách tích cực hơn." Lynch Jurich - CEO của Sunrun
Giữ được tính "người" của tổ chức
Hãy xem điều hầu hết các công ty thường làm khi có một quý kinh doanh không thuận lợi : họ ngay lập tức cắt giảm lao động như thể nhân viên là những cỗ máy hoen gỉ cần tống khứ!Làm cho tổ chức trở nên nhân văn hơn có nghĩa rằng, khi là người lãnh đạo, bạn phải xem những người làm việc dưới quyền quản lý của bạn không chỉ là nhân viên. Hãy xem họ là những cá nhân có gia đình và bạn bè, có lo âu và áp lực, hy vọng và ước mơ, tâm hồn và tình cảm, mục tiêu và kỳ vọng, và trên tất cả, họ là con người như chính bạn. Trong một thế giới bị công nghệ chi phối mạnh mẽ như hiện nay, chúng ta thường bỏ qua tính nhân văn, nhưng hãy nhớ rằng, bạn là ngọn hải đăng dẫn dắt mọi người đi đến tương lai một cách an toàn, chứ không để mặc họ bị sóng vùi gió đập và va vào những gỡ đá tử thần sắc nhọn.
Một số công ty không dùng từ "headcount" mà là "heartcount" để nhắc nhở nhau rằng những người đang làm việc ở đó là con người chứ không phải những cái máy có thể tiêu huỷ và bị thay thế bất cứ lúc nào. Hãy nghĩ về mỗi nhân viên của bạn như một con tim và tâm hồn đầy nhiệt huyết và yêu thương thay vì một cái đầu với hai tay chỉ biết làm việc như những cỗ máy lạnh lùng.
Để lại ý kiến của bạn về bài viết này
Tôi rất vui và cũng rất welcome những ý kiến đóng góp của bạn để bài viết được đa chiều hơn.
My phone
+84888111100
My email
daoxuanloc.buh@gmail.com