Đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội và sự minh bạch
Sự chính trực trong thế giới kinh doanh là quan trọng và cần thiết hơn bất cứ thứ gì khác. Đó không chỉ là tuân thủ luật lệ, mà còn là làm những điều đúng đắn
motphantram
"Nếu bạn cho rằng: là lãnh đạo, bạn phải là người thông minh nhất trong tổ chức và đảm bảo rằng mọi nhân viên phải biết bạn là người như thế, điều đó thật sai lầm! Nếu bạn tin rằng vai trò của bạn là kiến tạo để mọi nhân viên thành công, bạn mới đúng! Bạn cần phải là người lãnh đạo theo nguyên tắc giá trị. Sự chính trực trong thế giới trần trụi này quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác. Đó không chỉ là tuân thủ luật lệ, mà còn là làm những điều đúng đắn"
Đạo đức xã hội (Ethics) và đạo đức cá nhân (Morals)
Đạo đức xã hội là nói về đúng - sai , nhưng xét trong ngữ cảnh các yếu tố bên ngoài như luật lệ, quiy định hay quy tắc ứng xử của xã hội hay tổ chức. Còn đạo đức cá nhân (morals) là những nguyên tắc bên trong con người định hướng hành vi của họ và mang tính chủ quan đối với từng cá nhân riêng biệt. Trong phạm vi về lãnh đạo, đạo đức cá nhân của bạn có tác động đến đạo đức xã hội bên trong tổ chức của bạn.
"Các nhà lãnh đạo tương lai phải thường xuyên soi xét mình và thực hành nguyên tắc minh bạch đối với bản thân và cả đội ngũ của họ. Khi tôi điều hành các cuộc họp, mọi người đều có quyền đặt câu hỏi về một quy định, chính sách hay hành vi nào đó trong tổ chức của chúng tôi, kể cả chất vấn tôi - nhà lãnh đạo của họ. Nhà lãnh đạo không được giấu diếm bất cứ điều gì bên trong tổ chức của mình" Wolf-Hanning Scheider - CEO của ZF Friedrichshafen.
Theo hiệp hội phát triển Tài Năng, các tổ chức có nền tảng đạo đức xã hội vững chắc thường có kết quả hoạt động tài chính tốt hơn, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc thấp hơn, độ hài lòng của khách hàng cao hơn và khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới nhiều hơn. Những con số này không có gì đáng ngạc nhiên. Các tổ chức có nền tảng đạo đức xã hội tốt thường được gầy dựng bởi những nhà lãnh đạo có đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội tốt. Một nghiên cứu của Đại Học Bentley cho thấy 86% GenZ (chiếm 75% lực lượng lao động năm 2030), chọn ưu tiên số một là trở thành thành viên của các tổ chức hoạt động theo nguyên tắc đạo đức xã hội và hoạt động có trách nhiệm. Là nhà lãnh đạo, nếu bạn không xem đây là trọng tâm, bạn sẽ mất cơ hội thu hút phần lớn nhân tài của thế giới.
Ảnh hưởng của nhà lãnh đạo có đạo đức xã hội
Một lãnh đạo có đạo đức xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của phần còn lại của tổ chức. Báo cáo đánh giá đạo đức tại nơi làm việc toàn cầu năm 2018 cho thấy có 18 quốc gia có văn hoá công ty được đánh giá "yếu" về mặt đạo đức xã hội, là những nơi mà nhân viên thường không tìm kiếm hướng dẫn khi họ không chắc chắn về những hành vi có đạo đức mà họ cần thể hiện. Và điều ngược lại cũng đúng. Trong các tổ chức có văn hoá đạo đức xã hội mạnh, 70% nhân viên nói rằng sẽ đi tìm hướng dẫn khi không chắc chắn. Điều này có hàm ý sâu xa rằng nếu bạn muốn nhân viên của bạn hành xử có đạo đức, việc đó phải bắt đầu từ lãnh đạo.
Ngày nay, tất cả mọi người từ nhân viên, khách hàng, những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đều muốn là một phần trong các tổ chức có đạo đức xã hội được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo có nền tảng đạo đức cá nhân vững chắc. Xu hướng này đang ngày càng tăng. 75% nhân viên sẵn sàng nhận mức lươn thấp hơn để làm việc cho một tổ chức có trách nhiệm xã hội cao và 64% không nhận lời đề nghị của nhà tuyển dụng nếu tổ chức đó không có những quy tắc trách nhiệm xã hội mạnh mẽ
"Hầu hết các tổ chức thành công truyền đạt các giá trị rất rõ ràng, đó là nền tảng. Là lãnh đạo, chúng ta cần đại diện cho điều gì đó trên phương diện con người. Nhân viên và khách hàng của chúng ta đều muốn biết tổ chức của chúng ta cam kết điều gì và các nhà lãnh đạo của nó cam kết gì trong cuộc sống nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân của họ" - Diane Hoskins - CEO Gensler
Là nhà lãnh đạo, nếu như không xem đây là trọng tâm cần đầu tư sự chú ý đủ lớn, bạn sẽ mất cơ hội thu hút phần lớn nhân tài của thế giới.
Lãnh đạo phải minh bạch
Là lãnh đạo, nếu muốn xây dựng niềm tin, bạn phải coi trọng tính minh bạch, tức đơn giản là bạn thành thật và thẳng thắn về những gì đang diễn ra trong tổ chức của bạn trong hiện tại và tương lai.
Bạn không thể giả vờ minh bạch, bạn phải minh bạch, bạn phải thực sự chân thành" - Steve Smith- CEO Amsted Industries.
Hãy nhớ rằng mọi người tương tác với công ty của bạn đều kỳ vọng rằng là người lãnh đạo, bạn phải tạo ra được một tổ chức có đạo đức xã hội tốt và minh bạch, và chính đạo đức cá nhân của bạn là chiếc la bàn chuẩn mực để làm cho điều đó xảy ra.
Để lại ý kiến của bạn về bài viết này
Tôi rất vui và cũng rất welcome những ý kiến đóng góp của bạn để bài viết được đa chiều hơn.
My phone
+84888111100
My email
daoxuanloc.buh@gmail.com