Biết và làm

Động viên - Gắn Kết - Truyền cảm hứng - những yếu tố hình thành nên một huấn luyện viên cũng như một nhà lãnh đạo xuất sắc.

Thế giới ngày nay làm cho chúng ta dễ chú ý đến những thứ tiêu cực, nhưng điều quan trọng nhất tôi học được từ việc viết cuốn sách này là tương lai vẫn rất tươi sáng. Ngoài bộ chín lừng danh - bao gồm những mô thức tư duy và kỹ năng đã được đề cập, riêng tôi muốn thêm vào danh sách này một yếu tố nữa, có thể vừa là kỹ năng vừa là tư duy: Tinh thần lạc quan (optimism). Là lãnh đạo, bạn phải thức dậy mỗi ngày với niềm tin rằng hôm nay sẽ tốt đẹp hơn hôm qua và bạn có thể góp phần xây dựng một tương lai sáng lạn hơn. Đây không phải là một chuyện dễ làm vì bạn có khả năng bị mắc kẹt trong những việc mang tính sự vụ hằng ngày trong cuộc sống công việc và cá nhân của bạn. Bạn cũng cios thể đổi công ty, đổi chỗ ở và thậm chí đổi nghề. Tuy vậy, bất kể con đường bạn chọn sẽ dẫn bạn đến đâu, bạn phải luôn giữ tinh thần lạc quan cho chính mình. Nhà lãnh đạo tương lai thức dậy mỗi sáng và phải tự hỏi rằng: "Làm thế nào để mình trở nên tốt hơn, cũng như có thể khơi dậy và giải phóng tiềm năng của mọi nhân viên?"

Có rất nhiều việc phải làm đối với các nhà lãnh đạo và các tổ chức trên toàn thế giới. Điều đó cũng đi kèm những cơ hội, tiềm năng và phần thưởng cực kỳ to lớn, nếu bạn hành động.

Câu chuyện về Sheryl Palmer

Sheryl Palmer - CEO của Taylor Morrison, một công ty xây dựng nhà ở có 2500 nhân viên. Vài năm trước đây, bà phải làm một trong những công việc khí nhất trong đời mình và cả troing sự nghiệp của bà, đó là viết hai lá thư cho đội ngũ của mình. Trong lá thư thứ nhất, bà nói rằng "Tôi sẽ gặp các bạn trong sáu tuần nữa". Lá thư thứ hai, bà viết:" Hãy làm cho tôi tự hào về các bạn và tiếp tục hoàn thành công việc lớn lao mà chúng ta đã bắt đầu". Sheryl được chuẩn đoán có khối u não và bà không chắc mình có thể trở về sau cuộc phẫu thuật. Lá thư thứ nhất bà muốn đội của bà nhận được nó nếu cuộc phẫu thuật thành công và bà có thể trở lại công việc sau sáu tuần. Lá thư thứ hai họ sẽ nhận được nếu ca mổ thất bại và bà mãi mãi đi xa. Đem trước cuộc phẫu thuật, Sheryl bay về nhà từ Florida, nơi ba fđến gặp chủ tịch hội đồng quản trị công ty mẹ của Taylor Morrison để chốt lịch và những bước tiếp theo cho kế hoạch phát triển kinh doanh của họ tại Anh với giả thiết rằng bà sẽ quay lại công ty sau 6 tuần. Điều đó mang đến cho bà sự bình an quan trọng trong tâm hồn rằng cả công ty mẹ và Taylor Morrison đều sẽ tiếp tục đi tới và mọi việc sẽ ổn thoả. Theo tất cả những gì Sheryl biết, đó có thể là đêm cuối cùng của bà trên thế gian này và bà sử dụng nó theo cách đảm bảo rằng nhân viên của bà được quan tâm và chăm sóc chu đáo. Đây là lời Sheryl:

"Mặc dù tôi luôn tin rằng tôi đã sống hết mình mỗi ngày và luôn nhìn vào mặt tốt của từng con người và mỗi hoàn cảnh, nhưng trải nghiệm này làm tôi nhận ra rằng mỗi con người ta gặp gỡ thật đáng quý biết bao! Nó giúp tôi trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn vì tôi biết trân trọng từng tương tác với mọi người mà không xem đó là điều tự nhiên mà có. Nhiều lãnh đạo hoàn thành một ngày làm việc của họ trong những cuộc chiến nảy nửa mà không nhận ra quy tắc vàng trong kinh doanh: người ta làm việc vì nhau, chứ không phải vì công ty. Vì thế, trách nhiệm nhà lãnh đạo là thiết lập tầm nhìn và không những đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra trôi chảy, mà còn làm cho các mối quan hệ và tương tác giữa người với người trở nên có ý nghĩa và có mục đích. Có thể vài người cho rằng điều này quá khó, nhưng làm lãnh đạo là một lựa chọn va fneues bạn đã quyết rằng đó chính là con người bạn, thì không có việc gì là dễ cả - nó rất khốc liệt và không phải là hai đường thẳng song song. Làm lãnh đạo không có nghĩa là bạn chỉ có mặt đúng giờ và đủ giờ tại văn phòng, đó là niềm đam mê tự nhiên của bạn. Nhưng khi bạn thực sự làm điều đó, nó sẽ là một hành trình đáng giá nhất của cuộc đời bạn trên thế gian này.

Biết (knowing) và làm (doing)

Có sự khác biệt lớn giữa biết và làm. Chúng ta sống và làm việc trong một thế giới năng động và thay đổi vô cùng nhanh chóng, nghĩa là trong vai trò lãnh đạo, chúng ta không những phải có khả năng thích ứng tốt với tương lai, mà chúng ta cần phải tạo ra nó. Hãy nhớ rằng những gì có tác dụng trong quá khư svaf hiện tại chưa chắc có tác dụng trong tương lai.

Nhiều người trong chúng ta vẫn còn quan niệm thực hành kiểu lãnh đạo như một chức vụ hay địa vị được trao cho ai đó đảm nhiệm. Nhưng đối với nhà lãnh đạo tương lai, đó là thứ họ phải bỏ công sức ra tìm kiếm và chinh phục, có nghĩa là cơ hội chia đều cho những người muốn có nó. Nhiều kỹ năng và mô thức tư duy được trình bày trong quyển sách này rất hữu ích trong thế giới ngày nay và chắc chắn sẽ trở nên thiết yếu trong 10 năm tới hoặc xa hơn nữa. Thực ra, nếu các nhà lãnh đạo không có được những kỹ năng và mô thức tư duy này, họ không nên được đặt vào hay nhận lãnh các vị trí lãnh đạo. Chúng ta có hàng triệu nhà lãnh đạo trên khắp thế giới ngày nay, vì thế tiềm năng đeer tạo ra những thay đổi tích cực là vô cùng to lớn! Bạn cần phải xác định kiểu nhà lãnh đạo mà bạn muốn trở thành, bạn muốn bức phá tiến lên hay bằng lòng với cách thức làm việc hiện tại của mình?

Quyển sách này có tất cả các công cụ giúp bạn "biết" cách trở thành một nhà lãnh đạo tương lai xuất sắc. Nhưng như mọi công cụ khác, một mình chúng đứng riêng lẻ không thể làm được gì mà chính người sử dụng thành thạo chúng mới tạo ra kết quả. Câu hỏi bạn cần hỏi chính mình là: "Bây giờ mình đã có bộ công cụ, mình sẽ làm gì với chúng đây?". Khi bạn bước chân vào côg ty của bạn ngày mai, bạn có phải là con người như bạn đã từng trước khi đọc cuốn sách này? Tôi hi vọng là không.

Các bước để chuyển từ "biết" thành "làm"
Định nghĩa "Nhà lãnh đạo" và "Lãnh đạo"

Bạn định nghĩa lãnh đạo (leadership) như thế nào? Trở thành nhà lãnh đạo (leader) có ý nghĩa với bạn như thế nào? Ai là người bạn xem là nhà lãnh đạo vĩ đại và vì sao? Nếu bạn không thể trả lời các câu hỏi này, khả năng bạn khó có thể lãnh đạo được ai. Định nghĩa của bạn có thể thay đổi theo thời gian nhưng bạn phải bắt đầu từ điểm đầu tiên, vì nó sẽ cho bạn biết bạn là ai trong tư cách một con người, kiểu công ty mà bạn muốn trở thành một phần tỏng nó và bạn thuộc loại nhà lãnh đạo nào

Tam giác vàng lãnh đạo.

Bạn là ai trong tư cách nhà lãnh đạo và bạn thuộc loại nhà lãnh đạo nào được định hình bởi ba điều tạo thành cái mà tôi gọi là Tam giác vàng lãnh đạo, bao gồm: Niềm Tin, Tư Duy và Hành Động

  • Niềm tin là điều mà bạn hiểu và chấp nhận như một chân lý. Đây cũng là triết lý sống và triết lý kinh doanh của bạn.

  • Tư duy của bạn là cách bạn nghĩ theo kết quả từ việc xác định được niềm tin của mình

  • Hành động là những gì bạn làm từ kết quả của niềm tin và tư duy của bạn.

Ví dụ, nếu một trong những niềm tin của bạn là "con người quan trọng hơn lợi nhuận", khi đó tư duy của bạn sẽ tập trung vào việc làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống của những cá thể liên quan đến doanh nghiệp của bạn (nhân viên, cổ đông, khách hàng...) , làm cách nào để nhân viên của mình có thể học hỏi và phát triển như những con người đích thực. Kết quả là, hành động của bạn có thể dẫn dắt bạn đến việc đầu tư nhiều hơn vào các chương trình huấn luyện và cố vấn phát triển nghề nghiệp, dành thời gian nhiều hơn cho các nhân viên ở tuyến đầu, dành một phần lợi nhuận công ty cho các chương triunfh cải thiện cộng đồng và thậm chí hi sinh tăng trưởng trị giá cổ phiếu hoặc lương bổng của bạn để bù đắp cho nhân viên. Nếu niềm tin của bạn là lãnh đạo đơn giản phải đạt được các con số mục tiêu kinh doanh thì tư duy và hành động của bạn sẽ phản ánh niềm tin đó.

Bạn có biết niềm tin của bạn hiện tại là gì không? Đừng vội đưa ra câu trả lời, hãy double check xem hành động của bạn có đồng pha với niềm tin mà bạn "nghĩ là" của bạn hay không? Đôi khi sau khi double check, bạn sẽ nhận ra rằng niềm tin và hành động của mình hoàn toàn không đồng nhất, đó là dấu hiệu cho thấy bạn không trung thực với chính mình và tự đặt bản thân vào thế thoả hiệp với con người thật của bạn. Nếu bạn thực lòng đón nhận tất cả các khái niệm trong quyển sách này chứ không phải thoả hiệp, tôi hứa với bạn rằng đó là một điều đáng giá.

Đánh giá tình hình hiện tại của bạn.

Kế tiếp, hãy đánh giá các kỹ năng và mô thức tư duy bạn cần phải cải thiện nhiều nhất, bên cạnh những điều mà bạn đã nắm vững và áp dụng thuần thục. Đây không phải là việc dễ làm và nó đòi hỏi bạn phải nhìn vào bên trong con người bạn một cách thành thật. Bạn có thể làm theo các bước tự nhận thức của Benjamin Franklin mà chúng ta đã tìm hiểu ở phần trước quyển sách này. Bạn cũng cần hỏi thông tin phản hồi từ các thành viên trong đội của bạn với một tinh thần thực sự cởi mở để có thể có được phản hồi chính xác nhất từ họ.

Thực hành năm kỹ năng và bốn tư duy

Bước tiếp theo là tổng hợp tất cả kỹ năng và mô thức tư duy bạn đã học qua quyển sách này và biến chúng thành "hệ điều hành" lãnh đạo của riêng bạn. Khi bạn bật máy tính, điện thoại hay bất cứ thiết bị nào có kết nối internet, bạn chỉ mất vài giây để khởi động hệ điều hành và nhanh chóng sử dụng. Mỗi sáng khi bạn "khởi động" chính mình, hãy sử dụng bộ chín lừng danh này như hệ điều hành của riêng bạn để "nạp" sẵn chúng vào khối óc, con tim, tâm hồn và thể xác bạn. Đây là cách bạn sẽ hoạt động từ nay trở đi, và đừng quên cộng thêm vào tinh thần lạc quan nhé.

Như khi học bất cứ điều gì mới, chúng ta cần có thời gian nghiền ngẫm và thực hành để làm chủ được nó, nhjuwng trước tiên bạn phải bắt đầu và phải cam kết. Benjamin Franklin nói : "Từng nhát búa nhỏ sẽ hạ gục cả cây sồi lớn", nghĩa là những thay đổi nhỏ và từ từ có thể tạo ra tác động lớn. Chỉ cần bạn cải thiện bản thân 1% mỗi ngày, bạn sẽ trở nên 36 lần tốt hơn vào cuối năm. Chẳng hạn, bạn có thể bắt đầu dành ra vài phút mỗi ngày để đọc về một chủ đề mới liên quan đến tính tò mò ham học hỏi, hít một hơi thật sau trước khi trả lời một tình huống sôi sục để thực hành thấu cảm, hỏi thông tin phản hồi từ đội của mình để cải thiện mức độ tự nhận thức, tắt hay cất các thiết bị điện tử để rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả và nhìn một vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau để học lại tư duy như một nhà tương lai học. Tất nhiên đây chỉ là sự khơpir đầu, nhưng chúng là những điều đơn giản và căn bản nhất mà bạn có thể kết hợp vào cuộc sống của mình để tạo ra thay đổi và gặt hái những thành quả có sức tác động lớn.

Huấn luyện viên John Wooden từng nói: "Khi bạn cải thiện từng ngày, cuối cùng những điều lớn lao sẽ xuất hiện. Khi bạn cải thiện từng điều kiện nhỏ mỗi ngày, cuối cùng bạn sẽ đạt được sự cải thiện lớn. Không phải ngay ngày mai, cũng không phải ngày kia, nhưng chắc chắn thành tựu lớn sẽ tới. Đừng mong đợi những cải thiện lớn và nhanh, hãy tìm kiếm và làm ngay những cải thiện nhỏ mỗi ngày và bắt đầu ngay hôm nay. Đó là cách mọi thứ diễn ra, và khi nó diễn ra, nó sẽ kéo dài mãi mãi.

Lãnh đạo không hề là một công việc dễ dàng, và trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại là một trong những thử thách lớn nhất mà một người có thể thực hiện. Nhưng như tatas cả các thách thức lớn trên đời, chúng đáng để chinh phục.

Xây dựng "bộ tộc" của bạn

Bất cứ nhà lãnh đạo lớn nào cũng sẽ bảo bạn rằng thành công của họ và của tổ chức họ đến từ kết quả của cả một tập thể. Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo tương lai xuất sắc, bạn cần tập hợp quanh mình những người có thể giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo ấy. Các nhà lãnh đạo giúp khơi dậy và giải phóng tiềm năng của những người mà họ dẫn dắt, nhưng đây là một tiến trình hai chiều. Đội ngũ của bạn cũng sẽ giúp tối đa hoá tiềm năng lãnh đạo của bạn.

Điều quan trọng không kém là hãy tập hợp quanh bạn những người tài giỏi hơn và thông minh hơn bạn, những người xuất sắc nhất tỏng các lĩnh vực mà bạn chưa mạnh. Việc này đòi hỏi tính nhạy cảm và khả năng tự nhận thức cao, là hai chủ đề đã được bàn luận trong quyển sách này. Hãy nhớ rằng việc tập hợp quanh bạn những người luôn tán đồng mọi ý kiến của bạn là điều rất dễ dàng (và cũng rất tầm thường), nhưung pahir có can đảm lớn mới có thể bao quanh mình những người dám thách thức các ý kiên hay các giả định của bnaj và đảm bảo rằng họ là những người không giống bạn, không phải lúc nào cũng đồng thanh, hành động hay ứng xử như bạn, và không phải lúc nào cũng tin vào những gì bạn tin

Tránh "một ngày như mọi ngày"

Một trong những điều tôi cảm thấy hết sức thú vị khi phỏng vấn các CEO hay các nhà lãnh đạo kinh doanh là khi tôi hỏi họ "một ngày tiêu biểu của họ trông như thế nào", không ai có thể trả lời. Họ luôn nói đại đeer rằng: "Tôi chẳng có ngày làm việc tiêu biểu nào cả". Tuy nhiên, phần đông trong chúng ta lại có kiểu "một ngày như mọi ngày" đó đấy! Chúng ta thức dậy vào đúng giờ nào đó mỗi ngày, tới công ty đúng giờ đó, tham dự các cuộc họp như mọi khi, lặp lại đúng những việc của ngày hôm qua, bao quanh mình những con người như cũ, ăn trưa vào giờ đó rồi cuối ngày ra về vào đúng giờ ấy. Ngày làm việc của chúng ta dường như rất "đúng quy trình" và tôi dám nói rằng chúng ta được lập trình như những con robot. Công việc và ngày làm việc của bạn càng "tiêu biểu" hay "thường lệ", bạn càng chẳng có gì gắn kết với tổ chức của mình và bạn có thể bị thay thế bất cứ lúc nào!

Nếu muốn đánh thức khả năng đột phá sáng tạo, óc tò mò hay tập luyện não, bạn nên đổi lộ trình đi làm mỗi ngày. Điều này giúp bạn khám phá ra những thứ mới mẻ, đương đầu và giải quyết các thách thức hay trở ngại và tránh rơi vào trạng thái quen thuộc nhàm chán; nó còn giúp bạn luôn ở trạng thái sẵn sàng hành động. Cách tương tự cũng có thể áp dụng cho ngày làm việc của bạn.

Hướng dẫn người khác.

Lãnh đạo là môn thể thao đồng đội, vì thế nếu chỉ một mình bạn xuất sắc trong khi đồng đội của bạn làng nhàng thì còn ý nghĩa gì? Hãy nhớ rằng, ngọn hải đăng không tồn tại chỉ để chính nó toả sáng. Mục đích nguyên thuỷ của ngọn hải đăng là dẫn đường cho kẻ khác. Khi bạn nghiền ngẫm và đón nhận các kỹ năng và mô thức tư duy trong quyển sách này, hãy hỏi chính mình rằng bạn có thể làm gì để giúp những người xung quanh tiến bộ như bạn, thậm chí làm sao để họ thành công hơn cả bạn. Đây là moitj trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo. Nó thật dadng sợ và đòi hỏi bạn phải có lòng can đảm và trí tuệ cảm xúc rất lớn lao.

Tất cả chúng ta thường cảm thấy bối rối hoặc lo lắng khi những người quanh ta trở nênn thành công hơn chính chúng ta, thậm chí có người còn tỏ ra bất bình, ghen tị. Đối với một nhà lãnh đạo vĩ đại, họ sẵn lòng giúp người khác thành công hơn chính mình. Tại sao? Nếu bạn có con và chúng làm được những điều bạn không thể, hoặc chúng làm tốt hơn những gì bạn đang làm, bạn có thét vào mặt chúng và nói thế này không: "À chúng mày dám qua mặt bố mày à? Bố mày đẻ ra chúng mày đấy nhá"? Thay vào đó, bạn nhìn chúng với niềm tự hào, vui sướng và mãn nguyện biết bao vì bạn đã góp phần giúp chúng thành công. Đây chính là cách chúng ta nên nghĩ về vai trò của người lãnh đạo

Khi bạn giúp người khác, họ hoặc người khác sẽ giúp lại bạn.

Các nhà lãnh đạo có trách nhiệm lớn lao trong việc tạo ra một tổ chức mà mọi nhân viên đều muốn đến làm việc mỗi ngày, và xây dựng một thế giới mà tất cả chúng ta đều tự hào sống trong đó. Không những bạn phải đón nhận và thực hành những điều được đề cập trong cuốn sách này, bạn còn phải giúp đỡ, hỗ trợ những người xung quanh làm được như vậy, thậm chí tốt hơn như vậy. Bạn là nhà lãnh đạo, là ngọn hải đăng trong tổ chức của bạn. Hãy giúp đỡ người khác thành công và hãy quan tâm chăm sóc họ chu đáo.

Để lại ý kiến của bạn về bài viết này

Tôi rất vui và cũng rất welcome những ý kiến đóng góp của bạn để bài viết được đa chiều hơn.

My phone

+84888111100

My email

daoxuanloc.buh@gmail.com